Tin OVA
Loading...
Bạn muốn bảo vệ gan, tăng cường đề kháng ?
Bạn muốn tăng cường sinh lực, ngăn ngừa ung thư?
Bạn muốn giải cholesterol, mỡ máu ?
Bạn bị mất ngủ thường xuyên ?
Bạn bị bệnh tiểu đường ? Mức đường huyết trong máu bạn luôn trong tình trạng báo động
Bạn lo lắng về bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, một số bệnh tim mạch do mỡ máu cao gây ra?
BẠN KHÔNG LO VÌ ĐÃ CÓ >>>>>>
TỎI ĐEN ! Cứu Tinh cho cơ thể bạn
  • Sản Phẩm
  • Thông Tin
  • Đặt Mua

Tab 1 Top Area

Giá Bán: 220.000 VNĐ/1 Túi 125gram


(Miễn phí giao hàng tận nơi toàn quốc )

Tech News

Giá Bán: 220.000 VNĐ/1 Túi 125gram


(Miễn phí giao hàng tận nơi toàn quốc )

Game Reviews

LÝ DO KHIẾN BẠN MUA !!!

LÝ DO KHIẾN BẠN MUA TỎI ĐEN CÔ ĐƠN ( MỘT NHÁNH)

Đây Là Sản Phẩm Tuyệt Vời Cho Việc Giảm Cholesterol, Giải Độc Gan, Phòng Chống Ung Thư, Làm Chậm Lão Hóa, Điều Hòa Huyết Áp, Tăng Cường Sinh Lực...Vì Vậy Bạn Có Thể Dùng Và Nhận Giá Trị Thực Từ Sản Phẩm Này
.
Sản Phẩm Được Xuất Xuất Quy Trình Công Nghệ Hiện Đại Và Được Kiểm Duyệt Chất Lượng Về Thực Phẩm Của Bộ. Vì Thế Bạn Yên Tâm Sử Dụng Sản Phẩm Này
Sản Phẩm Có Hướng Dẩn Sử Dụng Cụ Thể Và Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Hổ Trợ Từ Các Chuyên Gia
Bạn Nhận Được Giá Trị Tốt Từ Sản Phẩm Tuy Nhiên Bạn Không Cần Phải Mất Quá Nhiều Thời Gian Để Tìm Kiếm Và Mua Hàng, Vì Chúng Tôi Có Sẵn Đội Ngũ Giao Hàng Hoàn Toàn Miễn Phí
Bạn Được An Toàn Với Chính Sách Đảm Bảo Hoàn Tiền Của Chúng Tôi, Vì Vậy Khi Bạn Mua Sản Phẩm Này Là Hoàn Toàn Không Có Rủi Ro.

Tôi Không Muốn Chờ Đợi Lâu Hơn Nữa Và Lập Tức Đăng Ký Mua Ngay Bây Giờ!

Giá Bán: 220.000 VNĐ/1 túi 125gram


(Miễn phí giao hàng tận nơi toàn quốc )

Bài Viết

Công Dụng Tỏi Đen Cô Đơn

Công Dụng Tỏi Đen Cô Đơn


* Bảo vệ cỏ thể chống nhiễm trùng:

Trong tỏi đen, S-allylcysteine hỗ trợ sự hấp thụ allicin, giúp cho sự hấp thụ, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, vì vậy thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.

* Bảo Vệ Cơ Thể Chống bệnh tật:

Tỏi đen được chứng minh có đặc điểm chống ô-xy hóa cao gấp 2 lần tỏi thông thường. Các chất chống ô-xy hóa bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, lão hóa, do đó được tin là có thể làm chậm lại quá trình lão hóa cơ thể. Vì thế tỏi đen trở thành loại thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.


* Làm giảm cholesterol và bảo vệ cơ thể chống ưng thư:

Quá trình lên men dài đã biến tỏi bình thường thành một loại "siêu tỏi" (super-garlic). Hợp chất S-allylcysteine (một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi) và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn, Đây là hai thành phần đó có thể làm giảm cholesteron và giảm nguy cơ bị ung thư.


* Hổ trợ điều trị và phòng chống ung thư:

Các nghiên cứu Tỏi Đen cho thấy: Các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline được hình thành từ quá trình lên men có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid cao hơn tỏi thường. Ngoài ra dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.

Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi đen giàu S-allyl-L-cysteine (SAC) làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết và tỏi đen có hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.


Tác Dụng khác của Tỏi Đen:


Sự lên men tỏi tươi để hình thành nên tỏi đen làm giảm mùi hăng cay của tỏi tươi, làm cho tép tỏi trở nên ngon miệng hơn, dễ ăn hơn, đồng thời làm biến mất mùi hôi ở miệng sau khi ăn tỏi. Tỏi đen có hương vị như hoa quả sấy khô, ngọt và hơi dai, thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn ở các nhà hàng lớn
Bài thuốc chữa bệnh hay từ tỏi đen

Bài thuốc chữa bệnh hay từ tỏi đen

Tỏi đen - Nguồn tin Vnexpress
Tỏi cô đơn (tỏi một nhánh) sau khi lên men trong 60 ngày sẽ chuyển thành màu đen (nên gọi là tỏi đen). Ăn từ một đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày hoặc ngâm rượu uống có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim...

Tỏi sau khi lên men sẽ chuyển sang màu đen. Ăn trực tiếp hoặc ngâm rượu tỏi đen để uống cho tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh hiệu quả. Ảnh: Leo's Black Garlic.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM) cho biết từ xưa, dân gian đã dùng tỏi như một phương thuốc tự nhiên đơn giản mà hiệu quả chữa các bệnh thường gặp như cúm, nhiễm trùng, viêm, siêu vi... Đặc biệt ở Việt Nam có một loại tỏi mang tên là tỏi cô đơn hoặc tỏi một nhánh, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là loại thảo dược quý.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong thành phần của tỏi cô đơn có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (phòng chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ trong máu)...  Những chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, chống mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa...
Theo bác sĩ Tấn Vũ, tỏi cô đơn chứa nhiều dược chất tốt nhưng lại có nhược điểm là mùi nồng khó chịu, do đó không phải ai cũng thích loại gia vị này. Để khắc phục nhược điểm trên, các nhà khoa học đã tìm cách khử mùi nhưng vẫn giữ những dược chất tốt của tỏi bằng cách lên men tự nhiên để tạo ra tỏi đen mà không cần sử dụng chất phụ gia.
Sở dĩ tỏi sau khi lên men chuyển sang màu đen là do sự trao đổi chất trong quá trình lên men khép kín tạo ra các axit amin và melanoidin làm tỏi chuyển hóa thành màu đen. Đổi lại, củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô. Hơn nữa, quá trình lên men không làm mất thành phần dược lý của tỏi mà còn tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi.
"Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt những người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên", bác sĩ Vũ khuyên.
Cách sử dụng:
1. Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng từ một đến 3 củ mỗi ngày.
2. Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
3. Có thể xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tóm lại, dù dùng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Thi Trân
Tỏi - Y khoa thường thức

Tỏi - Y khoa thường thức

Tháng Chạp năm 1998, mộ;t cuộc hội thảo kéo dài hai ngày rưỡi đã được tổ chức tại New Port Beach, California, để thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu về công dụng củaTỏi. Hội thảo được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ và Đại Học Pennsylvania bảo trợ, với sự tham dự của trên hai trăm khoa học gia, chuyên viên y tế, dinh dưỡng đến từ 12 quốc gia trên thế giới. Kết luận của hội thảo là các cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua đã xác định một số ích lợi của Tỏi đối với sức khỏe con người. Kinh nghiệm dân gian dùng Tỏi chữa bệnh. Chữ viết đầu tiên của dân Sanskrit cách đây 5000 năm đã nhắc đến TỎI nhiều lần. Trong mộ cô? Ai Cập 6000 năm về trước có những củ tỏi khô nằm ướp cùng với bộ xương. Sách Y học Ai Cập trên 3000 năm về trước có ghi hai mươi bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược. Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những giác đấu Hi Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn.

Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi làm lương thực và để trị bệnh khi cần đến. Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một dược thảo có giá trị. Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates coi tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể. Galen, một trong những danh y khi xưa thì ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị bá bệnh.Theo Y sĩ Dioscorides thời La Mã, tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm nhuận tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc nữa. Vào thế kỷ 16, Alfred Franklin nói với dân chúng thành phố Paris là nếu họ ăn tỏi tươi với bơ vào tháng Năm thì họ sẽ được khỏe mạnh trong những tháng còn lại.

Trong thế chiến thứ nhất, người Nga đã dùng tỏi để trị bệnh nhiễm vi trùng. Họ gọi tỏi là "thuốc kháng sinh Nga Sô"; các bác sĩ Anh dùng tỏi để trị vết thương làm độc ở chiến trường. Khi có các dịch cúm vào đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.

Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille: trong vụ dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà các người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, chính quyền hứa sẽ tha tội nếu họ nói bí quyết không lây bệnh. Bốn chú đạo trích khai là suốt thời gian dịch hạch, họ ăn rất nhiều tỏi tươi, do đó họ không bị bệnh.

Vào thời Trung Cổ, khi đi vào vùng phố nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn xú uế xâm nhập vào mũi. Triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi. Celsius khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột. Virgil thấy tỏi làm tăng sức lực của nông dân. Aristophanes thì nhắc nhở lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu cang cường hơn. Dân Nga xưa ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống, tin là sẽ sống lâu. Dân Ukraine uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, làm người trẻ ra.

Về niềm tin dị đoan, tỏi đã được dùng là vũ khí để trừ tà ma , quỷ quái ở Việt Nam ta. Dân Âu châu xưa rất sợ ma cà rồng hút máu và để xua đuổi, mỗi nhà đều cheo nhiều nhánh tỏi ở trước cửa. Văn tư. Ấn Độ giáo từ nhiều ngàn năm trước có ví một củ tỏi như một tráng sĩ diệt trừ yêu quái. Dân nài ngựa cheo vài nhánh tỏi vào cương để ngựa phi mau hơn. Nằm mơ thấy tỏi là điềm lành. Trong các cộng đồng Hebrew xưa kia, vài nhánh tỏi được trang điểm vào áo cưới cô dâu với niềm tin là cuộc hôn nhân sẽ muôn vàn hạnh phúc.

Dân Ai Cập so sánh hương vị cay hôi của tỏi với những thăng trầm của cuộc đời. Các tu sĩ nói với con chiên là khi họ cầm vài nhánh tỏi trên tay tức là đang cầm mọi phức tạp của cuộc đời. Và khi tuyên thệ, họ đặt tỏi trên bàn tay hay trên bàn thờ.

Bên Việt Nam ta, các cụ cheo tỏi trước cửa buồng đàn bà mang bầu để trẻ sinh được mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh Trẻ con Ý sống trong trại tiếp đón, được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa bệnh tật truyền từ người này sang người khác. Dân Da Đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai và họ rất ít bị bệnh yết hầu vì mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp sê? dàng.

Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân và họ giải thích là như vậy tỏi sẽ hút hết chất độc xuống để đưa ra ngoài. Tổng Thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng Thống George Washington thì được thêm tỏi trong khẩu phần.

Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ bèn chữa bằng tỏi và thấy là rất công hiệu để diệt vi trùng lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi che trở nhiều người khỏi bị bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngửa bệnh cúm.

Đông Y việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng.

Kết quả nghiên cứu công dụng tỏi với bệnh tật

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng hỗ trợ việc trị bệnh. Xin nhắc lại là vào năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi và đóng góp vai trò quan trọng trong các công dụng y học của tỏi.

1-Tỏi và cholesterol.

Quan sát dân chúng vùng Địa Trung Hải, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Nhiều người cho là do ảnh hưởng của rượu vang. Nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là do uống rượu và ăn nhiều tỏi. Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim. Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch.

Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi ăn bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã không lên cao mà còn giảm xuống. Năm 1990, nghiên cứu do bác sĩ F.H. Mader ở Đức cho hay, nếu mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%. Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ Ạ K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể. Bác sĩ Benjamin Lau, Đại Học Loma Linda , California cho biết tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol lành HDL.

Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu. Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu. Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và kích tim.

2-Tỏi và sự đông máu

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não. Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa băng huyết Trong tỏi có chất Ajoene mà bác sĩ Eric Block, Đại học Nữu Ước, khám phá ra. Theo ông ta, chất này có công hiệu như Aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon là ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều tỏi và hành. Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục. Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka cũng ghi là " tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng".

Các nhà thảo mộc học xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi băng huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi.

3-Tỏi và cao huyết áp

Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Bên Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao. Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông ta, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.

Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự. Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.

4-Tỏi và cúm

Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân. Trong dịch cúm ở Nga Sô Viết năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể. Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông ta đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.


Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi. Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment , California , nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi. Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em

5-Tỏi và ung thư

Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở vật trong phòng thí nghiệm. Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra. Tại viện Ung Thư M.D. Anderson Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Được biết viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này. Nghiên cứu tại Sloan Kettering Memotial Medical Center cho hay nước triết của tỏi có thể ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp tuyến. Nghiên cứu tại Đại Học Pen State cho hay khi nấu tỏi bằng microwave oven thì khả năng chống ung thư giảm đi. Tác giả nghiên cứu, giáo sư Kun Song đề nghị trước khi nấu nên cắt tỏi và để ra không khí mươi phút thì giữ được khả năng này.

6-Tỏi như thuốc kháng sinh

Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc. Trong hai thế chiến, tỏi được dùng để chữa vết thương cho binh sĩ tại chiến trường. Người ta cũng dùng tỏi để trị vết thương do côn trùng, rắn cắn. Nông dân, thợ săn đều mang theo tỏi phong hờ khi bị các sinh vật này cắn thì tự chữa. Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho Winthrop Chemical Company ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế hóa. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại siêu vi trùng. Theo nhiều nghiên cứu, Allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn nhiều hơn là diệt chúng. Nói một cách khác, chất này không giết vi khuẩn đã có sẵn mà ngăn chặn sự sinh sôi, tăng trưởng và như vậy có thể ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch, làm bệnh mau lành.

Nghiên cứu tại Brazil năm 1982 đã chứng minh là nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng rất công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da. Một nhà nghiên cứu đã hào hứng tuyên bố rằng " tỏi có tác dụng rộng rãi hơn bất cứ loại kháng sinh nào hiện có. Nó có thể diệt vi trùng, nấm độc,siêu vi trùng, ký sinh trùng lại rẻ tiền hơn, an toàn hơn vì không có tác dụng phụ và không gây ra quen thuốc ở vi trùng". Giáo sư Arthur Vitaaen, đoạt giải Nobel, cũng đồng ý như vậy. Do đó ta không lấy làm lạ là trong thế chiến thứ nhất, các bác sĩ Anh quốc đã dùng tỏi để chữa vết thương làm độc. Thực tế ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Chứ còn nhiễm trùng cấp tính mà lại trầm trọng thì kháng sinh âu dược vẫn công hiệu hơn và tác dụng mau hơn.

7-Tỏi với tuổi thọ.

Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine tán là nếu uống thường trực thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung. Nhiều vị cao niên Việt Nam ta đang có phong trào uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng.

Một bài thuốc Rượu Tỏi được truyền tụng là tìm thấy từ mộ cô Ai Cập đang rất phổ biến. 40 gr Tỏi khô thái nhỏ ngâm trong 100 ml rượu lúa mới. Mười ngày sau có thể dùng được, ngày hai lần sáng và tối, mỗi lần 45 giọt. Ở vùng Balkan, số người thọ trên 100 tuổi rất cao và được giải thích là họ nhai nhiều nhánh tỏi mỗi ngày. Ngoài ra, Tỏi còn một số công dụng khác như: Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà đưa cay với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi coi đó là thuốc kích dâm, gợi tình. Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ. Theo bác sĩ Paavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa được bệnh trứng cá, bệnh khí thũng phổi làm khó thở, khó tiêu bao tử, táo bón, cảm lạnh. Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das bên Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật , (cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm tăng sức nặng của trẻ chậm lớn. Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center , Philadelphia , cho hay khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị em bé.

Kết luận.


Công dụng của Tỏi với sức khỏe đang là đề tài hấp dẫn của các nhà dinh đưỡng cũng như y tế. Với công chúng thì phong trào dùng tỏi để tăng cường sức khỏe cũng khá phổ biến. Tuy nhiên cho tới nay các tổ chức y tế cũng chưa chính thức ủng hộ ý kiến sử dụng tỏi trong việc trị bệnh vì các kết quả nghiên cứu không đủ sức thuyết phục. Và lại kết quả nghiên cứu hiện nay đều có tính cách cá nhân với mục đích thông tin học hỏi và đa số dựa trên quan sát dịch tễ. Cho nên ngoài tác dụng diệt vi khuẩn của chất allicin, các nhà nghiên cứu cũng chưa xác định công dụng của nhiều hóa chất khác trong Tỏi. Trên thị trường có bán sản phẩm Tỏi chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì chỉ là chất bổ sung dinh dưỡng nên các sản phẩm này không được coi là thuốc, không đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan điều hành dược phẩm. Do đó món hàng không bị soi mói về thành phần cấu tạo, sự tinh khiết và có thể bầy bán tự do miễn là không quảng cáo khả năng trị bệnh. Cho nên sử dụng tỏi như một chất dinh dưỡng, một gia vị thực phẩm, hỗ trợ cho sức khỏe có lẽ là khôn ngoan hơn chứ cũng chẳng nên coi tỏi như một môn thuốc trị bệnh này bệnh kia mà bỏ qua những phương thức trị liệu đã được y khoa học công nhận. Kết quả các nghiên cứu về công dụng y học của tỏi cần được tìm hiểu thêm để đi đến một sự đồng thuận của giới y khoa học. Và đặc biệt với vị nào đang uống thuốc chống đông máu như aspirin thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình trước khi dùng sản phẩm Tỏi vì thực vật này có tác dụng loãng máu.

Xuất khẩu thành công 500 kg tỏi đen sang thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu thành công 500 kg tỏi đen sang thị trường Hoa Kỳ


Chúng Tôi vừa hoàn tất giao dịch xuất khẩu thành công 500 kg tỏi đen sang thị trường Hoa Kỳ .Đây là đơn hàng đầu tiên được xuất qua Hoa Kỳ trong năm 2014. Nhà nhập khẩu là một thương nhân Việt Kiều kinh doanh  tại tiểu bang AZ ,đã chọn lựa sản phẩm tỏi đen  để phân phối trong các mini mart như môt loại dry snack fruit .Các quy định về ATTP của Hoa Kỳ thật sự nghiêm ngặt , các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất , nguồn gốc nguyên liệu kể cả bao bì đều phải được xác thực rõ ràng .
Để có thể xâm nhập và mở rộng thị trường này đòi hỏi Nhà sản xuất phải hết sức cố gắng trong trong một thời gian dài nữa . Số lượng xuất khẩu dạng tiểu ngạch như thế  này tuy không lớn  ,nhưng là một bước đệm khích lệ để có thể chinh phục thị trường to lớn trong 1 vài năm tới . Nguồn nguyên liệu tỏi của Việt Nam có lợi thế là được trồng trọt theo phương pháp hữu cơ tư nhiên( organic). Đây là xu hướng trồng trọt của thế kỷ 21 ,khi  mọi thứ thực phẩm mà  con người sử dụng đều phải hoàn toàn tự nhiên .
Theo nguồn tin từ nhà nhập khẩu này, tỏi đen hoàn toàn có thể chinh phục được thi trường Hoa Kỳ bằng phẩm chất hiện tại . Sản phẩm được xem là ngon và dễ ăn hơn so với tỏi đen của Hàn quốc hay Nhật Bàn ( đã có tiêu thụ trên thị trường Hoa Kỳ trước đó).Riêng vế giá thành sản phẩm cũng thấp hơn để có thể dễ dàng cạnh tranh trong một thị trường tự do rộng lớn này .


Đến đảo Lý Sơn cùng trải nghiệm công việc trồng tỏi

Đến đảo Lý Sơn cùng trải nghiệm công việc trồng tỏi

Đảo Lý Sơn còn có tên gọi là Cù lao Ré. Toàn cảnh đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la, xanh ngắt.
Trong chuyến hành trình xuyên miền Trung bằng xe máy cùng thằng bạn thân, về với tỉnh Quảng Ngãi giàu tiềm năng, có lẽ khó ai có thể bỏ qua một lần đến thăm huyện đảo Lý Sơn. Đây chính là một trong những đảo tiền tiêu của Tổ quốc nằm ở vị trí gần nhất với quần đảo Trường Sa.

Dù vẫn còn đó nhiều khó khăn ở một huyện đảo cách xa đất liền khoảng 15 hải lý (khoảng 24km), thế nhưng những năm gần đây, huyện đảo Lý Sơn đã từng ngày thay da đổi thịt và khẳng định sức sống mạnh mẽ. Và mới đây, khi lần thứ 4 trở lại, cuộc sống nơi đây đã đổi thay, nhà cửa cao tầng khang trang đã được xây lên... Và một điều đặc biệt, người dân càng hân hoan hơn khi lưới điện quốc gia đã về với đảo…

Đảo Lý Sơn còn có tên gọi là  Cù lao Ré. Toàn cảnh đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la, xanh ngắt. Huyện Lý Sơn có ba xã: xã An Hải, An Vĩnh (đảo Lớn) và xã An Bình (đảo Bé). Giữa nghìn trùng sóng nước nhìn từ xa Lý Sơn trông giống con rùa biển khổng lồ dạo chơi trên biển.

Đến Quảng Ngãi một ngày đầu tháng 6 biển lặng, tôi và người bạn có dịp hòa với dòng người trong chuyến du lịch thăm biển đảo Lý Sơn. Lần đầu đến với Đảo, còn nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm vì lần đầu tiên đi xa, nghĩ chủ quan lo đi ăn sáng, uống cafe mà quên phải xếp hàng mua vé tàu cao tốc.  Đến khi ăn xong thì hết sạch mất vé, phải chuyển sang đi tàu chợ (tàu chở hàng)... Vừa nhảy lên tàu, thì chúng tôi choáng toàn tập... Nào gà, nào lợn, vịt kêu inh ỏi… Hàng hóa, rau củ quả chất đống. Thấy chiếc tàu cao tốc bên cạnh, chúng tôi nhảy sang bám theo tàu trong lúc anh soát vé lơ là. Lần thứ 2, 3 và gần đây nhất trở lại thăm Lý Sơn, tôi và một số người bạn cũng đã có những trải nghiệm trên chiếc tàu chở hàng này…Hơn 3 tiếng mới tới nơi, dập dềnh lắc lư theo sóng biển. Nếu như không có sức khỏe, bạn có thể bị say sóng ngay.

Toàn cảnh Lý Sơn nhìn từ ngọn Hải đăng.  Bên dưới là những ruộng tỏi xanh. Mọi người có thể cùng tham gia, trải nghiệm những công việc của nghề trồng tỏi ở đây cùng với các ngư dân trên đảo.


Đến với Lý Sơn, chúng tôi còn có dịp chiêm ngưỡng và tham quan nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Suối Chình, Chùa Hang, núi Giếng Tiền và những bãi tắm tuyệt đẹp, trong đó có 3 di tích được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia là Đình làng An Hải, Chùa Hang và Âm linh tự. Ngoài ra nơi đây cũng có nhiều lễ hội truyền thống như đua thuyền, lễ hội cầu ngư… được tổ chức thường xuyên vào dịp Tết Nguyên đán, luôn cuốn hút sự quan tâm của khách tham quan và giới nghiên cứu lịch sử – văn hóa. 

​Những ngọn núi hùng vĩ từ ngàn năm trước... Nơi đây còn rất nhiều chứng tích về ngọn núi lửa như thạch nham...

Những hang đá, bãi đá tuyệt đẹp cũng những bãi tắm với làn nước trong xanh, mát mẻ...

Đặc biệt, đảo Lý Sơn còn được mệnh danh là vương quốc tỏi. Và chúng tôi không quên mua một ít tỏi về làm quà. Tỏi ở đây rất ngon và có một loại tỏi rất đặc biệt mà cái tên đã nói lên tất cả - tỏi “Cô đơn”. Mỗi cây chỉ có 1 tép duy nhất. Đó cũng là tiền đề để Lý Sơn phát triển mạnh về du lịch văn hóa, sinh thái biển trong tương lai.
Tuyệt mỹ đồng tỏi Lý Sơn

Tuyệt mỹ đồng tỏi Lý Sơn

QĐND - Anh bạn “phượt” có lần khoe trải nghiệm nằm ngủ trong lều dã ngoại chờ bình minh lên trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đêm ngắm sao trời, hưởng gió biển, sáng ngắm mặt trời bồng bềnh nhô lên mặt biển, ánh nắng sớm dát vào vách núi sau lưng màu đỏ lựng. Trải nghiệm đó chỉ diễn ra một lần trong đời và không thể nào quên.

Lần đó, tôi đến Lý Sơn cũng bắt chước theo anh bạn, có khác một điều, tôi kiếm được chỗ ngủ nghỉ trong Ban CHQS huyện. Trước mặt nhà khách, là ruộng tỏi của bà con. Đêm trăng sáng, tôi cùng mấy anh bộ đội ra ngồi ruộng tỏi ngắm trăng sao. Cảm giác ngồi trên bờ cát giữa ruộng tỏi ngắm trăng, ngắm những cây dừa cô đơn in bóng trên nền trời đêm, biển thẫm thật khiến cho người ta xao xuyến. Cảnh đêm ấy không mang đến cái rạo rực phấn khích như ngắm bình minh mà mang đến một cảm xúc êm ả, tĩnh tại.

Đồng tỏi Lý Sơn.


Trong đêm có thể nghe tiếng biển rì rào, tiếng gió lùa qua tầng tầng lớp lớp những ngọn cỏ, ngọn cây, tiếng côn trùng rả rích. Không gian trên ruộng tỏi quang đãng, đất trời nơi hải đảo như rộng thêm, cát trắng lẫn ánh trăng vàng như dát ngọc ngà xuống ruộng. Ngày đến, do cường độ ánh sáng cao và do cát quá trắng lóa mà ngắm đồng tỏi, người ta cứ phải nheo lại nhìn cho rõ, cho kỹ. Gió lùa những đợt sóng say sưa nô đùa trên những ngọn tỏi, ngọn hành xanh mơn mởn sức sống. Lại gần mà ngắm cho kỹ thì ra người nông dân ở Lý Sơn trồng những khóm hành, khóm tỏi đó cũng không gần nhau như vẫn tưởng. Gốc tỏi, những cánh lá già khô đét chuyển màu bàng bạc. Mỗi khi có trận gió lùa qua những lớp áo lá ấy lại khoe ra những góc sáng tạo nên bức tranh đầy màu sắc, biến ảo đến kỳ lạ.

Đồng tỏi Lý Sơn quả là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Để có được bức tranh đó, người dân phải trải những lớp cát biển trên nền đất núi lửa. Công sức của người dân bỏ vào những thửa ruộng này có thể tính theo đời người. Nghề trồng tỏi trên đảo là nghề “cha truyền con nối”. Ruộng đấy, đất đấy là di sản cha ông, tổ tiên để lại. Quý lắm! Du khách có người tò mò hỏi một sào ruộng ở đây giá bao nhiêu, dân Lý Sơn chỉ biết cười trừ, nào đã có ai bán ruộng mà biết? Ai đã ăn một nhánh tỏi, nhánh hành ở Lý Sơn chắc sẽ còn nhớ mãi cái vị cay nồng, ngọt hậu đọng lại rất lâu trên đầu lưỡi. Nhìn những cây tỏi, cây hành Lý Sơn bám rễ trên ruộng cát mới hiểu tại sao người dân nơi đây khí khái, kiên cường, thủy chung đến thế. Có lẽ, thời xưa Chúa Nguyễn cũng nhìn thấy những đức tính ấy trong con người Lý Sơn mà đã giao trọng trách cho họ lập nên Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, và bao đời nay họ vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Lý Sơn đáng yêu là thế. Vậy nên, khi ra đảo Lý Sơn, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đi thăm những cánh đồng tỏi này.

Bài và ảnh: LÊ ĐÔNG HÀ
Copyright © 2014 TỎI ĐEN VIÊT NAM
Phát triển bởi CEO Sài Gòn | Quản Lý OVA.vn
Back To Top